Nghiên Cứu Lâm Sàng
An Cung Rùa Vàng Có Những Thành Phần Nào?
1. Ngưu Hoàng (Calculus Bovis):
- Được lấy từ sỏi mật của bò vàng.
- Công dụng:
Theo y học cổ truyền:
+ Tính vị quy kinh: đắng, bình, hơi độc, vào tâm, can.
+ Tác dụng: Giúp đả thông kinh mạch, khiến tinh thần sảng khoái, giúp làm đàm trệ kinh mạch.
Theo y học hiện đại:
+ Điều trị dị ứng và kháng khuẩn.
+ Có tác dụng tốt với mật, bảo vệ và giải độc gan.
+ Tăng khả năng tạo hồng cầu.
+ Giúp hô hấp dễ dàng hơn.
2. Thủy Ngưu Giác (Pulvis Cornus bubali Concentratus):
- Nguyên liệu này được lấy từ sừng trâu, thủy ngưu giác có công dụng tương đương như sừng tê giác. Trong y học cổ truyền phương đông thường đánh giá rất cao tác dụng chữa bệnh của sừng tê giác nhưng ngày nay do vấn nạn khai thác sừng tê giác bừa bãi dẫn đến bị cấm nên sừng tê giác đã được thay thế bằng sừng trâu.
- Công dụng:
Theo y học cổ truyền:
+ Tính vị quy kinh: khổ, hàm hàn.
+ Tác dụng: Thủy ngưu giác có tác dụng lương huyết.
Theo y học hiện đại:
+ Trấn tĩnh.
+ Giúp tim khỏe hơn, làm điện tim chậm lại, làm huyết áp mới đầu tăng nhưng sau đó giảm về mức bình thường.
+ Không có chất làm ngưng kết hồng cầu, có tác dụng tăng lympho, bạch cầu, tiểu cầu.
3. Xạ hương (Moschus):
- Xạ hương là chất lấy từ túi xạ của con hươu xạ (con cầy hương). Hiện nay do việc khai thác và xử dụng xạ hương đang được kiểm soát rất chặt chẽ nên nguồn xạ hướng tự nhiên để bào chế thuốc rất khan hiếm.
- Tác dụng:
Theo y học cổ truyền:
+ Tính vị quy kinh: vị tân, tính ôn, vào tâm, tỳ can.
+ Tác dụng: Khai khiếu, tỉnh thần, trấn tĩnh, thông kinh hoạt huyết, tán kết chỉ đau,giục sinh.
Theo y học hiện đại:
+ Với thần kinh trung ương: liều nhỏ gây hưng phấn, liều lớn gây ức chế, trấn tĩnh.
+ Hạ sốt.
+ Hưng phấn thần kinh, tăng cường vận mạch.
+ Cường tim, thông thấu mạch (thông mạch, tăng thẩm thấu), thở sâu.
+ Hưng phấn co bóp tử cung nhất là khi mang thai.
+ Ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.
4. Tác dụng của các thành phần dược liệu khác:
- Hùng Hoàng, Hoàng Liên, Hoàng Cầm có tác dụng thanh nhiệt, giải độc.
- Trân Châu, Chu Sa có tác dụng thông mạch, trấn tâm an thần.
- Băng Phiến có tác dụng khai khiếu, trừ uế khí, chỉ đau.
- Mật Ong có tác dụng hòa vị.
- Uất Kim có tác dụng phá huyết, hành khí, thông kinh, giảm đau.
Bài liên quan
- Phòng Bệnh Đột Quỵ Nhờ Thay Đổi Lối Sống
- Biến Chứng Nguy Hiểm Khi Bị Tăng Huyết Áp Kịch Phát
- Cách Đo Huyết Áp Tại Nhà
- Cần Tập Vật Lý Trị Liệu Sớm Cho Bệnh Nhân Đột Quỵ
- Phục Hồi Tốt Cho Bệnh Nhân Khi Bị Tai Biến Mạch Máu Não
- Bệnh Đột Quỵ Có Di Truyền Không?
- Bệnh Nhân Tim Mạch Cần Làm Gì Để Phòng Bệnh Đột Quỵ?
Cùng chuyên mục
- Nghiên Cứu Lâm Sàng Về An Cung Ngưu Hoàng Hoàn
- Hiểu Đúng Về “Thần Dược” An Cung Ngưu Hoàng Hoàn
- Nghiên Cứu Lâm Sàng An Cung Rùa Vàng (Phần 1)
- Nghiên Cứu Lâm Sàng An Cung Rùa Vàng (Phần 2)
- Nghiên Cứu Lâm Sàng An Cung Rùa Vàng (Phần 3)
- Tìm Hiểu Các Thành Phần Thuốc Trong Viên An Cung Rùa Vàng
- Thành Phần Của Viên Chống Đột Quỵ An Cung Rùa Vàng